Các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo

Rate this post

Côn Đảo là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hay tour hành hương miền Tây được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chọn làm điểm đến. Đến với Côn Đảo, Quý khách sẽ không những được khám phá những di tích với lịch sử oai hùng của dân tộc mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những bải biển, thưởng thức ẩm thực đặc trưng tại miền biển và khám phá con người nơi đây. Vậy các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo là gì? Trong bài viết này, Tourdulichmientay.com.vn sẽ chỉ ra những di tích, thắng cảnh tham quan để làm rõ câu hỏi đó.

Mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo
Một góc tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo

Đây là điểm không thể bỏ qua. Bạn có thể đi lễ vào 12h đêm mà không hề lo lắng vì nghĩa trang rất tấp nập. Đồ lễ và hoa quả nên chuẩn bị sẵn từ nhà, bởi nghĩa trang không có hàng phục vụ bán đồ lễ. Đồ lễ không thể thiếu là gương lược. Nếu mang được hoa tươi thì càng tốt, nên dùng hoa trắng. Cô Sáu được dân Côn Đảo coi như vị thánh, che chở, hóa giải những buồn đau. Các đôi uyên ương cưới cũng ra mộ, thắp hương cô Sáu xin phù hộ. Khách thường để lại đồ lễ tại nghĩa trang, không mang về. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể để một nhánh tỏi trong túi cho yên tâm. Nghĩa trang rất sạch sẽ và thanh bình. Đừng quên thắp hương tại đài tưởng niệm 1912 liệt sĩ nằm tại nghĩa trang Hàng Dương và thắp thật nhiều hương cho gần 2.000 mộ liệt sĩ tại đây.

Đền thờ bà Phi Yến

Đền thờ bà Phi Yến
Đền thờ bà Phi Yến

Hay còn gọi là An Sơn Miếu cũng là nơi nên đến lễ và thăm viếng. Bà là vợ của vua Nguyễn Ánh. Khi nhà vua định mời Pháp vào để chống lại quân Tây Sơn, bà đã có lời can ngăn: “không nên cõng rắn cắn gà nhà”, nhà vua tức giận giam bà trên một hòn đảo hoang vắng, nay gọi là Hòn Bà. Khi quân Tây Sơn gần ra tới đảo, nhà vua đem bầu đoàn thê tử chạy trốn. Trong lúc chạy loạn, hoàng tử Cải khóc nhớ mẹ, nhà vua tức giận liền vứt con xuống biển. Xác hoàng tử dạt vào bờ biển, người dân chôn cất và lập đền thờ. Bà Phi Yến sau khi được cứu thoát, được người dân dựng nhà ngay cạnh mộ để chăm nom hoàng tử. Sau đó, trong một lần đi lễ hội làng, vì nhan sắc quá lộng lẫy, bà bị một kẻ xông vào định hãm hiếp, nhưng hắn mới chỉ chạm vào tay, đã bị bà hô hoán, người dân bắt lại. Bà chặt đứt cánh tay ô uế bị kẻ xấu chạm vào. Sau uất ức quá, bà tự tử để vẹn toàn trinh tiết ở tuổi 25.

Xem thêm:

Miếu và mộ của hoàng tử Cải

Miếu và mộ của hoàng tử Cải
Miếu và mộ của hoàng tử Cải

Sau khi thất thế trước quân Tây Sơn năm 1783, Nguyễn Ánh đã mang theo vợ con và gia quyến lánh nạn ở đảo Côn Sơn. Tại đây, Nguyễn Ánh cùng những người dân chài đã lập nên 3 làng: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Nguyễn Ánh có ý định đưa con của mình là hoàng tử Cải đi theo Đào Báo Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện giúp Nguyễn Ánh lật đổ quân Tây Sơn. Thay vào đó Nhà Nguyễn sẽ nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Đảo. Để đổi lại, Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1.200 quân, 200 lính pháo thủ, 250 lính người Phi (châu Phi) để Nguyễn Ánh đánh trả quân Tây Sơn (nhưng lúc bây giờ nước Pháp không thực hiện). Thấy vậy, vợ thứ của Nguyễn Ánh là Bà Phi Yến đã can ngăn việc bán nước cầu vinh của Nguyễn Ánh. Bà nói: “Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dùng nghĩa binh trong xứ thì hơn, bệ hạ mà nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù ta có thắng Tây Sơn chăng nữa, cái thắng ấy cũng chẳng vẻ vang, thiếp e còn có lắm điều rắc rối tai tiếng về sau…”. Nguyễn Ánh nghe vậy liền tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã nhốt bà Phi Yến vào một hang đá trên một hòn đảo vắng (nay gọi là Hòn Bà). Khi nhận được tin quân Tây Sơn ra đánh đảo Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã xuống thuyền bỏ chạy. Con bà Phi Yến là hoàng tử Cải lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng giống mẹ, nên chính tay Nguyễn Ánh đã túm lấy đầu hoàng tử Cải ném xuống biển. Xác hoàng tử Cải trôi vào bãi biển Cỏ Ống, và dân làng đã chôn cất hoàng tử. Đây là một nơi bạn cũng nên viếng thăm trong hành trình tour tâm linh đến Côn Đảo.

Đặt ngay Tour du lịch Phan Thiết Mũi Né 3 ngày 2 đêm của Saigontourism giá chỉ 1.5 triệu Tour du lịch Phan Thiết Mũi Né 3 ngày 2 đêm giá rẻ ở tại resort đẳng cấp, 8 bữa ăn, xe đưa đón đời mới, khám phá mọi điểm đến

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một
Nét đẹp uy nghiêm của Chùa Núi Một

Ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa tựa lưng vào núi và nhìn xuống đầm sen rộng mát. Kiến trúc của chùa thoáng đáng, yên bình.

Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo

Nhà tù côn Đảo
Cảnh giam cầm độc ác của địch tại nhà tù Côn Đảo

Có 19 điểm di tích chia làm hai thời kỳ, các trại giam thời Pháp và trại giam Mỹ – ngụy. Các trại giam thời Pháp: Phú Sơn, Phú Hải năm ngay trong trung tâm nên rất tiện thăm quan. Khu chuồng bò, chuồng cọp quả là những địa ngục trần gian. Khu chuồng bò giờ vẫn còn nguyên hầm phân, nước tiểu nơi địch đầy đọa, bắt người tù ngâm mình ngang ngực.

Các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Côn Đảogn

Sau khi đọc xong bài viết: các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo , nếu bạn cảm thấy yêu thích khám phá lịch sử oai hùng, văn hóa, ấm thực và con người tại vùng đất Côn Đảo này. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0927.176.176 để được hỗ trợ bạn một tour du lịch Côn Đảo tiết kiệm nhưng đầy thú vị.

Xem thêm: